Hướng dẫn tăng dung lượng bộ nhớ trống cho điện thoại và máy tính bảng Android
Cùng xem các cách bên dưới để tăng thêm dung lượng bộ nhớ trông cho điện thoại và máy tính bảng Android nhé!
Đã bao giờ bạn phải xoá bớt ảnh khi cần chụp thêm? Hoặc phải gỡ bỏ ứng dụng nào đó trước khi cài đặt ứng dụng khác? Nếu bạn chịu khó “dọn dẹp” thiết bị Android của mình thường xuyên, bạn sẽ không gặp phải tình trạng bộ nhớ đầy lúc cần thiết này nữa.
1. Gỡ các ứng dụng lâu không dùng đến.
Thông thường có rất nhiều ứng dụng và game không cần thiết, sau khi cài đặt bạn gần như rất hiếm khi dùng đến. Gỡ bỏ chúng là một trong những cách nhanh nhất cũng như dễ nghĩ đến nhất để tăng bộ nhớ trống.
Vào Setting —> Apps xem danh sách tất cả các ứng dụng trên máy và quyết định sẽ xoá ứng dụng nào.
Sau đó chỉ cần nhấn Uninstall là xong.
2. Xoá bớt dữ liệu
Một trong những nguyên do khiến bộ nhớ giảm nhanh chóng chính là người dùng chụp và lưu hàng trăm tấm ảnh và video trong thiết bị. Xoá bớt những dữ liệu này chắc chắn sẽ làm tăng bộ nhớ điện thoại hay máy tính bảng Android của bạn đáng kể!
3. Xoá bộ nhớ đệm (Cached data)
Cached data là những dữ liệu tăng theo thời gian trên thiết bị Android mà bạn cũng nên cân nhắc xoá đi khi cần thêm bộ nhớ trống.
Vào Setting —> Storage, bấm vào Cached Data để xoá.
4. Chuyển dữ liệu và Ứng dụng (Apps) sang SD Card
Hầu hết các dữ liệu như photos, videos hay các tâp tin tải về bạn đều có thể chuyển từ bộ nhớ máy sang SD Card. Tương tự như đối với các ứng dụng (apps), SD Card sẽ là một vị cứu tinh tuyệt với cho bộ nhớ trên thiết bị Android của bạn.
Đây là những ứng dụng cho phép chuyển sang SD Card (Moveable)
5. Đồng bộ hoá hình ảnh.
Bạn có thể sao lưu vào máy tính, đồng bộ hoá vào các dịch vụ như Dropbox, Flickr, Google+để lưu giữ và xoá bớt chúng trên máy tính bảng hoặc điện thoại Android của bạn. Hình ảnh và video của bạn giờ đây thậm chí còn “an toàn” và được lưu giữ lâu hơn nữa!
Bên cạnh những cách thủ công trên, bạn hoàn toàn có thể tải các ứng dụng Androidgiúp quản lý lưu lượng dữ liệu trên máy tốt hơn. Chúc bạn không còn lo hết bộ nhớ khi dùng nữa nhé!