Root là gì? Làm thế nào để Root thiết bị Android của bạn?
Bài viết bên dưới sẽ giải thích cho bạn “Root Android là gì?” và hướng dẫn làm thế nào để Root thiết bị Android của bạn.
1. Vậy Root là gì?
Bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản chính là: bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền admin. Nói tóm lại:
- Root thay đổi quyền của bạn. Giờ bạn đã có thể gỡ bỏ cả những ứng dụng hãng cài sẵn trong máy mà bạn không thích muốn loại bỏ nó đi cho đỡ nặng. Ngoài ra sau khi Root máy, bạn được can thiệp sâu vào vào hệ thống, chỉnh sửa file trong system …
- Root là tuỳ chỉnh về phần mềm, không can thiệp phần cứng vì thế nó không nguy hại đến phần cứng.
2. Tại sao phải Root?
Trên thực tế, bạn có thể sử dụng thiết bị Android bình thường mà không cần Root. Root máy chỉ vì có một số những tuỳ chỉnh, một số nhu cầu cần phải root mới thực hiện được.
3. Những lưu ý trước khi Root:
_ Bạn cần backup lại các dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành Root để tránh những trường hợp mấy dữ liệu đáng tiếc.
– Sạc pin của bạn trên 50%.
_ Tìm kiếm ứng dụng/phần mềm hỗ trợ Root thích hợp. Mỗi thiết bị Android có những cách Root khách nhau đi kèm với đó là những ứng dụng cũng như phần mềm hỗ trợ hướng dẫn Root máy. Một số phần mềm root máy phổ biến như: Framaroot, Kingo Android Root, Recovery…
4. Những điều lưu ý khi Root:
- Có nhiều ứng dụng hay như Titanium Backup ★ root – giúp bạn quản lý các ứng dụng trên Android và dữ liệu của bạn hiệu quả hơn hoặc Adway – chặn quảng cáo trên thiết bị mà bạn có thể cài vì đã có quyền Admin.
- Về cơ bản, rất nhiều hãng từ chối bảo hành các thiết bị Android đã được root nên Root máy nên root được xếp vào nhóm gây hoạ và có thể gây ra lỗi hệ thống, vì thế bạn root thì bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là hành động root máy sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đi bảo hành, nhiều hãng từ chối bảo hành nếu bạn đã thực hiện thao tác này.
Chúc các bạn quyết định đúng đắn và Root máy thành công!