Những ứng dụng dịch nhanh văn bản bằng camera trên thiết bị Android

Một trong những thành tựu của phát triển công nghệ là nâng tầm việc dịch thuật bằng văn bản lên một tầm cao mới. Nếu ngày trước, chúng ta chỉ quen với việc gõ hoặc sao chép lại nội dung văn bản rồi đưa vào các ứng dụng dịch thuật để chúng tiến hành dịch tự động, thì bây giờ, thao tác này đã được giảm đi rất nhiều vì chỉ cần dùng camera ngay trên điện thoại để quét toàn bộ văn bản, sau đó, những dòng chữ nước ngoài sẽ được dịch tự động ngay lập tức.

Không chỉ giúp giảm thiểu thời gian gõ văn bản, cách làm này còn vô cùng hữu dụng đối với những người thường xuyên đi du lịch khi họ có thể đọc tên đường, tên cửa hàng, các biển hiệu, thực đơn…một cách nhanh chóng và dễ dàng. Và sau đây là 2 ứng dụng dịch thuật văn bản bằng camera hàng đầu trong giới công nghệ hiện nay.

  1. Google Dịch

    Google Dịch

    Nhắc đến ứng dụng dịch thuật không thể không nhắc đến Google Dịch vì mức độ phổ biến, nhanh chóng và đa ngôn ngữ của nó. Google Dịch cung cấp cho bạn hơn 60 cặp ngôn ngữ với tốc độ dịch tính bằng mili giây. Để dịch văn bản bằng camera, bạn làm như sau:

    Bước 1: Mở ứng dụng Google Dịch trên thiết bị và chọn ngôn ngữ.

    Bước 2:  Chạm vào biểu tượng máy ảnh (camera) ở phía dưới cùng của ứng dụng để chọn chế độ dịch bằng máy ảnh.

    Bước 3: Rê máy ảnh vào đoạn văn bản cần dịch sao cho rõ nét nhất. Lúc này, camera sẽ phân tích đoạn văn bản và đưa ra bản dịch ngay lập tức.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Google Dịch ở chế độ ngoại tuyến khi đi du lịch bằng cách tải gói ngôn ngữ có dung lượng khoảng 200 MB, thế là tha hồ đi chơi, thăm thú mà không sợ bất động ngôn ngữ.

  2. Microsoft Translator

    Microsoft Translator

    Không kém cạnh Google là bao, Microsoft cũng sở hữu một công cụ dịch mạnh mẽ chẳng kém với 3 chế độ: dịch từ văn bản, từ giọng nói và qua camera. Tuy nhiên, số lượng ngôn ngữ Microsoft Translator hỗ trợ chỉ bằng khoảng một nữa so với Google Dịch.

    Dùng Microsoft Translator khá đơn giản, bạn chỉ cần chọn cặp ngôn ngữ cần dịch và chạm vào biểu tượng camera. Khác với Google Dịch, Microsoft Translator yêu cầu người dùng phải chụp lại đoạn văn bản đó để xử lý rồi sau đó mới hiện ra bản dịch.

3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram
3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram

Giống các nền tảng nhắn tin, liên lạc khác, Telegram cho phép người dùng trao đổi tin nhắn, tài liệu, hình ảnh và tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, cho dù bạn dùng điện thoại hay laptop, iOs hay Android, thì Telegram vẫn cóR…

Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng
Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng

Là một nhà sáng tạo nội dung số trên mạng xã hội, hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua cơ hội tăng lượt tiếp cận đến nhiều người dùng hơn trên cả Facebook và Instagram chỉ với một lần đăng. Đăng bài chéo (Crossposting) chính là tính năng cực kỳ hữu ích trên Instagram giúp…

Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram
Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram

Nếu các trình phát nhạc có tính năng playlist, Windows có tính năng tạo thư mục thì Instagram giờ đây cũng đã được trang bị tính năng Bộ sưu tập (Collection) giúp người dùng phân loại, sắp xếp hình ảnh và video theo từng chủ đề, từng mục đích một cách dễ dàng. Bạn có…

Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story
Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story

Khác với bài đăng truyền thống, Story trên Instagram chỉ hiện thị trong vòng 24 giờ và thường là nơi chia sẻ nhanh các khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Trải qua các bản cập nhật, Instagram đã cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tiếp khi họ tương tác qua Story và……