Telegram có bảo mật? Bí kíp sử dụng Telegram an toàn
Khi bạn gửi tin nhắn trên Telegram, nên tảng này sẽ tạo ra các lớp bảo mật mã hóa để bảo vệ tin nhắn của bạn trước các rủi ro tấn công từ bên ngoài. Vậy, sử dụng Telegram có an toàn không?
Ngoài mã hóa đầu cuối tin nhắn, Telegram còn sử dụng tính năng xác minh hai lớp và passcode/nhận diện khuôn mặt để xác thực thông tin. Trong khi WhatsApp và Signal thiết lập mặc định tính năng mã hóa đầu cuối cho các cuộc hội thoại thì ở Telegram, bạn cần kích hoạt tính năng chat bí mật để đảm bảo tin nhắn của mình và đối phương là tuyệt mật.
Dẫu Telegram có cung cấp các tính năng và tùy chọn để bảo vệ người dùng nhưng với số lượng tài khoản đông đảo như hiện nay, thật khó để tránh các trường hợp lừa đảo. Và để tạo một môi trường an toàn và trong sạch trên Telegram, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chặn những tài khoản nghi ngờ lừa đảo
Nếu có những tài khoản lạ thường xuyên gửi tin nhắn cho bạn và bạn nhận thấy rằng, đây có thể là tài khoản lừa đào, tốt nhất, bạn hãy chặn ngay lập tức:
Bước 1: Chọn tài khoản muốn chặn sau đó nhấn vào tên người đó
Bước 2: Nhấn vào biểu tượng ba dấu chấm và chọn Block User.
Rời khỏi nhóm ngay khi nghi ngờ
Nếu bạn được thêm vào một nhóm nào đó, hãy rời khỏi nhóm ngay lập tức nếu nhóm này:
- Có hàng trăm hoặc hàng ngàn thành viên
- Bài viết chứa nhiều lỗi ngữ pháp
- Quản trị viên yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm
- Logo giả mạo
Nhìn chung, nếu tỉnh táo, bạn sẽ phát hiện ngay các nguy cơ lừa đảo hoặc rủi ro tiềm ẩn trên nền tảng Telegram. Chỉ cần liên lạc với người có trong danh bạ, không nhấn vào link lạ hay chấp nhận kết bạn với người lạ, bạn sẽ hoàn toàn an toàn khi dùng Telegram.
Nguồn: makeuseof (Bài viết)
Telegram
Trình nhắn tin và gọi điện dễ sử dụng với nhiều chức năng, hỗ trợ tạo nhóm trò chuyện lên đến 200 người. Ngoài phiên bản điện thoại, Telegram còn hỗ trợ người dùng phiên bản máy tính với đầy đủ trọn vẹn các tính năng và hoàn toàn miễn phí.