Top 5 ứng dụng kiểm tra WiFi tốt nhất bảo vệ mạng không dây nhà bạn

Wifi ngày nay đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của bất kỳ ai, khi mà đi đến đâu, người ta cũng dễ dàng bắt gặp các điểm truy cập mạng không dây phục vụ cho nhu cầu giải trí, học tập và làm việc.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Wifi cũng mở ra nhiều nguy cơ trong vấn đề bảo mật dữ liệu trước sự tấn công của các hacker hoặc những phần mềm gián điệp, virus…Chính vì vậy, trang bị cho mình những “bức tường” mạnh mẽ nhằm bảo vệ an toàn cho mạng không dây là điều vô cùng quan trọng. Và sau đây là 5 ứng dụng giúp kiểm tra mạng Wifi được tin dùng nhất dành cho thiết bị Android.

  1. WIFI WPS WPA TESTER

    WIFI WPS WPA TESTER

    Với dung lượng chỉ khoảng 6MB, đây là một trong những công cụ được tìm kiếm nhiều nhất trên Play Store, giúp kiểm tra mạng Wifi nhà bạn có dễ bị tấn công hay không. Ứng dụng có giao diện trực quan khi dùng màu sắc xanh, vàng, đỏ để thể hiện các cập độ bảo mật của mạng không dây.

  2. WPS WPA Connect Dumpper

    WPS WPA Connect Dumpper

    Ứng dụng có đầy đủ các tính năng của một công cụ kiểm tra mạng không dây WiFi WPS WPA dù sở hữu một giao diện không mấy ấn tượng. Công cụ này cũng liệt kê các mạng Wifi trong vùng phủ sóng và tiến hành kiểm tra độ bảo mật của những mạng này. Ngoài ra, nếu muốn xem mật khẩu của mạng đã kết nối hoặc khám phá những tính năng nâng cao, bạn buộc phải root máy.

  3. WPSApp

    WPSApp

    WSPApp có giao diện rất đơn giản, sau khi quét một lượt các mạng Wifi gần đó, bạn sẽ thấy danh sách hiện thị với 2 màu xanh và đỏ thể hiện cho độ bảo mật của mạng Wifi. Để xem được mật khẩu, kết nối với Andoird 9 hoặc các tính năng nâng cao, bạn cần phải root lại máy.

  4. Wifi WPS Plus

    Wifi WPS Plus

    Ngoài việc đánh giá độ bảo mật của mạng Wifi, công cụ này còn có thể tính toán và thử được nhiều mã PIN của chuẩn WPS cho nhiều thiết bị phát khác nhau. Tuy nhiên, đây là ứng dụng giao diện khó sử dụng và không thân thiện với người dùng.

  5. WiFi WPS Tester –Detect WiFi Risks

    WiFi WPS Tester –Detect WiFi Risks

    Khi mở ứng dụng này, ta có thể thấy được 4 màu: xanh, đỏ, vàng, đen tương ứng với các cấp độ bảo mật của mạng Wifi và mật khẩu, trong đó, màu đen là màu an toàn nhất. Ưu điểm của công cụ này là nó có thể hoạt động trên hệ điều hành Android dưới 5.0 (Lollipop) không cần root máy.

3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram
3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram

Giống các nền tảng nhắn tin, liên lạc khác, Telegram cho phép người dùng trao đổi tin nhắn, tài liệu, hình ảnh và tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, cho dù bạn dùng điện thoại hay laptop, iOs hay Android, thì Telegram vẫn cóR…

Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng
Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng

Là một nhà sáng tạo nội dung số trên mạng xã hội, hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua cơ hội tăng lượt tiếp cận đến nhiều người dùng hơn trên cả Facebook và Instagram chỉ với một lần đăng. Đăng bài chéo (Crossposting) chính là tính năng cực kỳ hữu ích trên Instagram giúp…

Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram
Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram

Nếu các trình phát nhạc có tính năng playlist, Windows có tính năng tạo thư mục thì Instagram giờ đây cũng đã được trang bị tính năng Bộ sưu tập (Collection) giúp người dùng phân loại, sắp xếp hình ảnh và video theo từng chủ đề, từng mục đích một cách dễ dàng. Bạn có…

Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story
Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story

Khác với bài đăng truyền thống, Story trên Instagram chỉ hiện thị trong vòng 24 giờ và thường là nơi chia sẻ nhanh các khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Trải qua các bản cập nhật, Instagram đã cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tiếp khi họ tương tác qua Story và……