Lừa đảo và virus trên WhatsApp: Những điều cần biết

Sự thịnh hành của các mạng xã hội và sự phổ biến của các ứng dụng nhắn tin, gọi điện kéo theo tình trạng tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng. Đó là hình thức lừa đảo đội lốt tin nhắn cảnh báo, trúng thưởng hoặc phần mềm gián điệp, virus được cài cắm tinh vi trong các bài viết, tin nhắn lạ. Vì vậy, không chỉ mỗi WhatsApp, khi dùng bất kỳ ứng dụng có tính tương tác cao nào, người dùng cũng nên thận trọng lưu ý. Bạn có thể tham khảo thêm các “chiêu trò” phổ biến trong WhatsApp ở bài viết dưới đây của chúng tôi:

Virus được thể hiện dưới dạng tin nhắn

Một trong những hình thức phổ biến nhất để phát tán malware (phần mềm độc hại) khi dùng WhatsApp là email gửi đến người dùng, thông báo bạn đã bỏ lỡ tin nhắn thoại trên WhatsApp. Đa phần những thư này đều có chứa virus. Tiêu đề thư thường là “Tin nhắn thoại bị lỡ”, khi mở mail này ra, người dùng sẽ thấy một đường dẫn để mở tin nhắn thoại. Nếu nhấn vào đường dẫn này, họ sẽ vô tình bị đưa đến trang WhatsApp giả mạo chứa nội dung tin nhắn thoại đó.

Và hành động nhấn vào nút mở tin nhắn thoại sẽ dẫn đến hậu quả là một chương trình độc hại được cài đặt vào máy bạn. Có rất nhiều dạng phần mềm độc hại xâm nhập bằng cách này, vì vậy, bạn không được mở hoặc làm theo nội dung tin nhắn như vậy. WhatsApp không gửi những email tương tự thế cho người dùng bao giờ.

Virus ẩn dưới nội dung tải về

Virus ẩn dưới nội dung tải về đơn cử như GhostCtrl – mã độc nguy hiểm được phát tán ở nhiều kênh và một trong số đó đã được ngụy trang thành ứng dụng WhatsApp. Để tránh tình trạng này, người dùng chỉ nên tải ứng dụng ở những nguồn uy tín như trang chủ hoặc Google Play.

Để đảm bảo an toàn hơn, bạn chỉ nên tải những phiên bản thịnh hành nhất của ứng dụng đang cần, nếu không, bạn sẽ vô tình tải về những mã độc được ngụy trang khéo léo. Mã độc GhostCtrl này có thể chiếm quyền kiểm soát điện thoại bạn, thu thập mọi thông tin cá nhân, thậm chí có thể hack micro và camera để theo dõi bạn trong thời gian thực.

Lừa đảo trên WhatsApp dưới dạng tin nhắn

Chiêu lừa đảo rất quen thuộc có thể gây hoang mang cho người dùng khi họ nhận được một tin nhắn thông báo rằng, thời hạn sử dụng miễn phí một năm đã kết thúc. Người dùng được đưa đến một trang lừa đảo được ngụy trang tinh vi, yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng để đăng ký tiếp tục dùng WhatsApp.

 

Tất nhiên, đây là một chiêu nhằm lấy tiền của bạn dựa trên thông tin vô căn cứ. WhatsApp vốn dĩ là một ứng dụng miễn phí, bất kỳ ai yêu cầu bạn thanh toán để được tiếp tục sử dụng ứng dụng này đều là lừa đảo.

WhatsApp Gold

Chiêu lừa đảo này nhằm dẫn dụ người dùng sử dụng bản trả phí của WhatsApp tên là WhatsApp Gold với hứa hẹn nhiều tính năng mới mẻ. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, không hề có bất kỳ phiên bản trả phí nào của WhatsApp cả, và nếu bạn có thấy bất kỳ thứ gì (link, nút tải về, quảng cáo…) thì hãy tránh xa nó càng nhanh càng tốt.

Nếu bạn nhấn vào tải WhatsApp Gold, hoặc là bạn sẽ được chuyển đến một trang lừa đảo, hoặc là một mã độc sẽ tự động tải về thiết bị bạn.

WhatsApp Martinelli

Đây là hình thức gửi tin nhắn đến những người dùng với nội dung cảnh báo. Nó cảnh báo người dùng về một tài khoản WhatsApp tên Martinelli đang chuẩn bị gửi hàng loạt mã độc đến những người dùng WhatsApp khác. Đồng thời, nó cũng kêu gọi mọi người chuyển tiếp nội dung tin nhắn này đến những liên hệ khác để cảnh báo họ.

Tuy trong tin nhắn không hề có bất kỳ đường link nào và hiện tại, vẫn chưa có hậu quả nào được báo cáo, thế nhưng, đây vẫn được xem là tin nhắn rác, và người dùng được khuyên là không nên chia sẻ rộng rãi vì điều đó có thể làm tin nhắn rác này “tồn tại” lâu dài hơn.

Hiểu được những hiểm họa rình rập các thiết bị của mình ngoài kia, bạn cần luôn đề cao cảnh giác trước những email lạ hoặc tin nhắn lạ, đồng thời, chỉ tương tác với các nguồn uy tín và thịnh hành. Hãy tự bảo vệ bản thân trước những cuộc tấn công công nghệ hết sức tinh vi trong thời đại này.

Nguồn: howtoremove (Bài viết)

  1. WhatsApp Messenger

    WhatsApp Messenger

    Ứng dụng liên lạc miễn phí trực tuyến, cho phép người dùng gửi  tin nhắn bằng văn bản và giọng nói, các tập tin hình ảnh, âm thanh và video ở bất kỳ đâu trên thế giới.

3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram
3 cách tìm tất cả tệp tin đã tải về từ Telegram

Giống các nền tảng nhắn tin, liên lạc khác, Telegram cho phép người dùng trao đổi tin nhắn, tài liệu, hình ảnh và tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, cho dù bạn dùng điện thoại hay laptop, iOs hay Android, thì Telegram vẫn cóR…

Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng
Tính năng đăng bài chéo trên Instagram là gì và cách sử dụng

Là một nhà sáng tạo nội dung số trên mạng xã hội, hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua cơ hội tăng lượt tiếp cận đến nhiều người dùng hơn trên cả Facebook và Instagram chỉ với một lần đăng. Đăng bài chéo (Crossposting) chính là tính năng cực kỳ hữu ích trên Instagram giúp…

Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram
Cách tạo bộ sưu tập trên Instagram

Nếu các trình phát nhạc có tính năng playlist, Windows có tính năng tạo thư mục thì Instagram giờ đây cũng đã được trang bị tính năng Bộ sưu tập (Collection) giúp người dùng phân loại, sắp xếp hình ảnh và video theo từng chủ đề, từng mục đích một cách dễ dàng. Bạn có…

Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story
Instagram nay đã cho phép người dùng bình luận trên Story

Khác với bài đăng truyền thống, Story trên Instagram chỉ hiện thị trong vòng 24 giờ và thường là nơi chia sẻ nhanh các khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Trải qua các bản cập nhật, Instagram đã cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tiếp khi họ tương tác qua Story và……