Sửa lỗi không gửi được tin nhắn WhatsApp trên Android

image 1: How to Fix What­sApp Not Send­ing Mes­sages on Android

Trong quá trình dùng WhatsApp, sẽ có những lúc bạn tìm mọi cách vẫn không thể nào nhận hay gửi được tin nhắn. Hãy điểm qua một số giải pháp sau đây nếu bạn gặp phải sự cố này nhé.

Kiểm tra kết nối

Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra kết nối mạng (wifi và dữ liệu di động) để xem đường truyền có ổn định hoặc ngắt kết nối không. Bạn có thể vuốt từ trên màn hình xuống để kiểm tra biểu tượng wifi hoặc dữ liệu di động có đang tắt hay sáng đèn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ máy bay, việc gửi tin nhắn WhatsApp sẽ thất bại nếu chế độ này được kích hoạt.

Cập nhật ứng dụng phiên bản mới nhất

Đôi khi, vì một lý do nào đó liên quan đến hệ thống, bạn cũng sẽ không gửi hay nhận tin nhắn được. Nếu đường truyền ổn, bạn có thể thử tiếp cách thứ 2 là tải và cài WhatsApp phiên bản mới nhất. Việc cập nhật ứng dụng rất cần thiết vì nó sẽ giúp ứng dụng hoàn thiện hơn, khắc phục được các lỗi từ phiên bản trước đó.

Xóa bộ nhớ tạm

Xóa bộ nhớ tạm cũng là cách phổ biến, có thể áp dụng cho bất kỳ lỗi nào của bất kỳ ứng dụng nào. Bạn vào Cài đặt > Ứng dụng > WhatsApp sẽ thấy hiển thị trang thông tin ứng dụng, sau đó cuộn xuống để tìm mục Lưu trữ > Xóa bộ đệm (Clear cache).

Nếu bạn chọn Xóa dữ liệu (Clear data), mọi nội dung trên WhatsApp của bạn sẽ bị xóa hết và bạn sẽ phải đăng nhập lại bằng số điện thoại.

Khởi động lại máy

Đây là cách đơn giản nhất và dễ làm nhất. Theo đó, khi điện thoại gặp một sự cố nào đó, bạn có thể thử khởi động lại máy bằng cách nhấn giữ nút nguồn. Sau khi máy đã khởi động lại, bạn hãy vào lại ứng dụng WhatsApp và thử xem vấn đề gửi hoặc nhận tin nhắn đã được khắc phục chưa.

Cấp quyền cho WhatsApp

Một trong những lý do khiến WhatsApp không cho phép gửi nhận tin nhắn là trước đó, bạn đã không cấp quyền cho ứng dụng này hoạt động. Bạn vào Cài đặt > Ứng dụng > WhatsApp sẽ thấy hiển thị trang thông tin ứng dụng, sau đó cuộn xuống để tìm mục Quyền (Permission). Tại đây, bạn sẽ thấy mình đã cho phép WhatsApp truy cập những gì tròn đện thoại.

Cho phép ứng dụng chạy nền

Một phương án khả dĩ nữa là cho phép WhatsApp chạy nền bằng cách vào Cài đặt > Ứng dụng > WhatsApp > Pin > Bật tùy chọn Cho phép Sử dụng trên nền và tắt tùy chọn Cho phép dử dụng dưới nền.

Cài đặt gốc

Đây là cách bất đắc dĩ lắm mới phải làm, vì sau khi chọn cài đặt gốc, bạn sẽ đến với WhatsApp như người hoàn toàn mới và mọi ứng dụng đã cài trong máy đều mất sạch. Tuy nhiên, để tránh điều này, bạn hãy đồng bộ hóa mọi dữ liệu trong máy, đồng thời đừng quên sao lưu (Back up) dữ liệu lên đám mây nhé.

Trên đây là những cách cực kỳ đơn giản nhưng rất phổ biến và dễ áp dụng để bất cứ ai dùng điện thoại thông minh vẫn có thể làm được.

Nguồn: malavida (Bài viết)

  1. WhatsApp Messenger

    Ứng dụng liên lạc miễn phí trực tuyến, cho phép người dùng gửi  tin nhắn bằng văn bản và giọng nói, các tập tin hình ảnh, âm thanh và video ở bất kỳ đâu trên thế giới.

5 ứng dụng cung cấp những bộ lọc ảnh tuyệt vời

Các bộ lọc, hiệu ứng luôn là “gia vị” không thể thiếu trong các ứng dụng chụp ảnh, và vì vậy, là vật bất ly thân của những tín đồ selfie. Ưu điểm ở những ứng dụng này là trang bị đa dạng bộ lọc để người chụp có thể biến hóa theo ý thích…

Hướng dẫn hủy đăng ký Telegram Premium trên Android

Telegram Premium phiên bản có phí tích hợp hàng loạt tính năng cao cấp có thể giúp việc trải nghiệm nhắn tin, liên lạc của bạn lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, khi đã thử các tính năng này và bạn muốn quay trở về phiên bản miễn phí thì sao? Dưới đây là…

Hướng dẫn chèn nhạc vào video Tiktok

Dẫu TikTok có sở hữu hàng triệu âm thanh và bản nhạc độc quyền có thể thỏa chí đam mê sáng tạo video của bạn thì cũng có lúc bạn sẽ muốn tự tay thêm nhạc/âm thanh của chính mình. Đặc biệt, khi bạn là người làm trong mảng âm nhạc thì điều này thường…

Cách tương tác cảm xúc trên tin nhắn Instagram

Những tương tác cảm xúc trực tiếp trên mỗi tin nhắn như thả tim, like, ngạc nhiên, cười…luôn là một cái gì đó rất hay ho và thú vị, vừa truyền tải được cảm xúc của người nhận vừa không mất nhiều thời gian gõ phím. Đó là lý do các nền tảng mạng xã…